chủ nhật, 2024-12-01, 10:07 AM
Welcome, Guest | RSS
[ New messages · Members · Forum rules · Search · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
tạo một con robot phải làm thế nào ?
xautraimakhongkho1324kDate: thứ bảy, 2010-12-04, 4:10 PM | Message # 1
Sergeant
Group: nhóm quản trị
Thông báo: 33
bây giờ đang: mất liên kết
tongue Các bước nghiên cứu & chế tạo robot và robocon đơn giản
Từ khóa:nghiên cứu,chế tạo,robot,robocon

Câu hỏi muôn thuở với những người đang có ý định hoặc đang tìm hiểu để làm hoặc thiết kế robot và robocon: "cần phải học những gì và làm những gì?" Không có câu trả lời hoàn chỉnh, nhưng có rất nhiều người đã tìm hiểu đã làm và đã thành công, những kinh nghiệm của họ trong bài này sẽ giúp những bạn mới bước vào thế giới robocon có thêm một chút kiến thức trong quá trình chế tạo robot và robocon.

Robot hình thành phần nhiều dựa trên ý tưởng của người chế tạo, tuy nhiên muốn biến ý tưởng ấy thành hiện thực thì người chế tạo phải tích luỹ những lý thuyết cần thiết và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.

Robot là sự kết hợp của cơ khí, điện tử và lập trình (thực sự một robot thực thụ được hình thành từ sự kết hợp rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm của nhiều lĩnh vực khác nhau). Thường thì sự say mê sáng tạo robot được khơi mào từ những thí nghiệm về điện tử, khi đã có hứng thú với điện tử, sự say mê thường dần chuyển sang lĩnh vực điều khiển rồi đến robot.

Các thành viên của các đội robocon đều cho rằng: để thành công thì kiến thức tiếp thu luôn đi đôi với thực nghiệm và sáng tạo. Và lời đề nghị cho những bạn có ý định tiến vào con đường chế tạo robot là nên tìm hiểu từ điện tử trước để tạo sự hứng thú và say mê sáng tạo, sau đó sẽ tiến sâu vào các phần khác.

Giai đoạn các nhóm tìm hiểu và chế tạo robot thì công việc nghiên cứu chỉ nên chia làm hai phần:

điện tử & lập trình (điện tử: thiết kế và làm mạch, lập trình: vi điều khiển, vi xử lý)
cơ khí
Dưới đây là phần nghiên cứu để chế tạo robot, được sắp xếp theo thứ tự nghiên cứu:

I. Phần điện tử

1. Điện tử cơ bản, lắp ráp các mạch điện thông thường,
Học mô phỏng mạch điện bằng workbench hoặc proteus v.v...

2. Điện tử số (chủ yếu là học sử dụng các loại IC)
Học vẽ mạch điện bằng eagle hoặc orcad, làm mạch

3. Điện tử công suất (chủ yếu quan tâm mạch công suất để điều khiển động cơ một chiều và các loại nam châm điện). Tìm hiểu về các loại động cơ (nếu dùng khí nén thì tìm thêm về khí nén)
Chế tạo những chiếc xe đơn giản điều khiển bằng điện tử và các loại cảm biến dò đường đơn giản.

4. Học vi điều khiển (bao gồm phần lập trình và thiết kế mạch giao tiếp ngoại vi).
Nâng cao khả năng thiết kế và làm mạch. Chế tạo các robot có nhiều chức năng hơn và có thể thay đổi nhiều chương trình theo ý muốn chỉ bằng một hoặc hai nút nhấn.

5. Các nguyên lý về điều khiển để nâng cao khả năng ổn định cho robot

6 .....

II. Cơ khí: phần cơ khí được tìm hiểu khi chuẩn bị làm robot, robocon hoặc được tổ chức một nhóm riêng để nghiên cứu và thực hiện

1. Học vẽ autocad hoặc một phần mềm vẽ cơ khí khác
Tìm hiểu về công nghệ kim loại: hàn, ép, dập, đúc v.v...
Vật liệu: tính chất các loại vật liệu: sắt, đồng, thép v.v...

2. Nguyên lý máy, chi tiết máy

3. Tìm hiểu các loại cơ cấu và vật liệu làm robot có trên thị trường.

4. .......

Quá trình tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm nên được vận dụng song song với khả năng sáng tạo và niềm đam mê. Một chút kinh nghiệm trên đây của những người đi trước hy vọng phần nào giúp những bạn mới có thể vạch ra con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để vươn đến đỉnh cao thành công.

 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search: